Biến chuyển tích cực của thị trường BĐS

Dấu hiệu hồi sinh thị trường đất nền

Đại dịch Covid-19 như “một gáo nước lạnh” đổ xuống nền kinh tế toàn cầu. Trong ngắn hạn, vàng đang chứng tỏ ưu thế tăng giá nhưng tiềm ẩn rủi ro rất lớn do “nhảy múa” thất thường khiến không ít người mua chịu “lỗ nặng”. Còn bất động sản dù liên tục giảm giá, tuy nhiên khác với chứng khoán, sức hút từ kênh đầu tư này chưa bao giờ mất đi. Nói cách khác, bất động sản vẫn được các nhà đầu tư thông minh, nhìn xa trông rộng lựa chọn là kênh đầu tư sinh lời.

Nhiều kênh đầu tư chao đảo vì Covid-19

Thị trường tài chính thế giới lẫn Việt Nam đều biến động mạnh do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư toàn cầu vì dịch bệnh Covid-19 vẫn đang lây lan tại nhiều nước.

Là kênh đầu tư phản ứng rất nhạy với các diễn biến kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm sâu và mạnh nhất kể từ năm 2002 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến ngày càng phức tạp.

Nhiều chuyên gia cho biết, nếu muốn đánh giá chính xác tác động của đại dịch đối với kinh tế Việt Nam, cần phải chờ đến khi dịch bệnh kết thúc. Vì thế, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư cần thận trọng chắt lọc thông tin, tránh tâm lý té nước theo mưa khi tham gia đầu tư chứng khoán.

Giá vàng liên tục “nhảy múa” khiến người mua “chóng mặt” như vừa qua không loại trừ yếu tố bị đẩy giá do giới kinh doanh, thêm vào đó với chênh lệch giá vàng trong nước – thế giới và khoảng cách giữa giá mua – bán lớn như vậy, người mua vàng lúc này chắc chắn chịu thiệt.

Cũng trong thời điểm này, ngành dịch vụ, giải trí đang chịu “cú sốc lớn” trong dịp đầu năm 2020 vì dịch Covid-19 bùng phát. Hiện, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang bị khủng hoảng và phải chịu thiệt hại vô cùng lớn.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng khiến du khách lo sợ không dám đi tour trong nước và nước ngoài khiến ngành du lịch thất thu và các Công ty du lịch bị thua lỗ lớn trước nguy cơ bị hãng hàng không phạt cọc.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên các nhà đầu tư thông minh, nhìn xa trông rộng vẫn thấy được nhiều cơ hội đầu tư khôn khéo trên thị trường.

“ÁNH RẠNG ĐÔNG” THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SAU DỊCH

BĐS đang đứng trước nhiều khó khăn như sự tác động của dịch bệnh, nguồn cung khan hiếm… tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư vẫn tin vào “ánh rạng đông” của thị trường BĐS 2020.

Để giúp cho thị trường có thể “vượt khó” trong năm 2020 Hiệp hội BĐS Việt Nam đã có kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tháo gỡ cho các DN tập trung vào lĩnh vực tín dụng và thuế.

Theo đó, VNREA đề nghị các ngân hàng thương mại cần có phương án giảm lãi suất, xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho DN và có gói vay với lãi suất ưu đãi cho DN phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đề xuất giãn thời gian nộp các nghĩa vụ vào ngân sách Nhà nước 6 tháng đối với mỗi kỳ nộp sau 1 năm dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi DN đã nộp đủ thuế; giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát, giảm thuế VAT và lùi thời gian nộp thuế…

Là ngành được ví như cánh chim “báo bão” của kinh tế Việt Nam, BĐS có sự tác động mạnh mẽ đến rất nhiều nhóm ngành hàng khác nhau của nền kinh tế, đến hơn 90 ngành nghề, cùng với đó là hàng triệu lao động có liên quan trực tiếp đến BĐS, thế nên sự suy giảm hay hồi phục của BĐS tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và ngược lại.

Theo “Công thức thành công BĐS dài hạn” của mạng lưới Đầu tư BĐS The Real Estate Investment Network – nền tảng giao dịch của hơn 39.300 BĐS trị giá 5,1 tỷ USD tại Canada đã đưa ra, tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường BĐS trong khoảng thời gian 18 tháng.

Dù chịu nhiều tác động không quá tích cực của tình hình dịch bệnh, nhưng theo kịch bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP cả nước trong năm nay chỉ tăng 5,96%, giảm hơn 0,8% so với mục tiêu đề ra và thấp nhất trong 7 năm gần đây. Ngay cả trong trường hợp đó, tăng trưởng của Việt Nam vẫn nằm trong top đầu khu vực và triển vọng có sự hỗ trợ lớn từ các yếu tố vĩ mô khác như lạm phát thấp, FDI tăng trưởng kỷ lục, nhiều hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung…

Bên cạnh đó, nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam đã tạo ấn tượng tốt trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Xét về dài hạn, nếu thành công trong việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, BĐS Việt Nam còn có cơ hội đón đầu luồng khách du lịch cũng như nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước.

Điều đó cho thấy, thị trường BĐS trong nước vẫn có triển vọng nhờ GDP tăng trưởng cao và sự tin tưởng của nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh này, những nhà đầu tư đủ tự tin kiểm soát tài sản và tiềm lực tài chính, sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận với nguồn cung dồi dào và giá tốt hơn.

Nghị định 25/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Nghị định mới này thay thế cho Nghị định 30/2015. Cụ thể, việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án. Đồng thời, áp dụng tương tự thủ tục giao đất cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Tại những dự án đã hoàn thành thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, tuy nhiên Nhà nước chưa giao đất, cho thuê đất thì nay sẽ khởi động lại để giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho xã hội và nhà đầu tư. Nghị định mới được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp để phục hồi giúp cho thị trường BĐS trở lại sôi động.

Những tín hiệu lạc quan trên phần nào giúp nhà đầu tư nhìn thấy “ánh rạng đông” của thị trường BĐS 2020 và không ít nhà đầu tư sẵn sàng nắm bắt thời cơ đầu tư BĐS ngay trong mùa đại dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.