Với năm 2021, thị trường bất động sản phải đối mặt với 5 khó khăn lớn nhất, đó là: (i) Diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19; (ii) Chính sách Condotel: Cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào về chính sách Condotel, Officetel, shophouse… dẫn đến vẫn còn có sự khác nhau giữa địa phương này và địa phương khác; (iii) Quy trình cấp phép, thẩm định phê duyệt đầu tư xây dựng các dự án còn lâu, phức tạp và nhiều công đoạn; (iv) Hạn chế về tín dụng khi không sửa đổi thông tư, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và (v) Thuế như chính sách thuế giao dịch liên kết vẫn còn nhiều phức tạp, làm cho các nhà đầu tư bất động sản chưa thực sự yên tâm. Chính sách này dùng để chống chuyển giá chứ không ban hành để chống giao dịch trong thị trường bất động sản và cuối cùng thị trường bất động sản lại phải hứng chịu những tác động không mong muốn đó. Nhưng bên cạnh đó, kết quả khảo sát chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản trên thang Li-kert 5 điểm đã chỉ ra top những yếu tố tạo xung lực phát triển mạnh nhất đến thị trường bất động sản trong năm 2021, đó là…
- Nút thắt trong chính sách bất động sản được gỡ bỏ. Năm 2020 thị trường bất động sản bị chững lại. Một là do thủ tục pháp lý, khi có rất nhiều luật chồng chéo, cao điểm nhất là giai đoạn 2019-2020. Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan lập pháp cũng nắm được vấn đề này, bước đầu đã có những Thông tư, Nghị định, hướng dẫn giải đáp những thắc mắc, vướng mắc đọng lại từ giai đoạn 2019-2020. Vì thế, năm 2021 sẽ có những thuận lợi hơn về mặt thủ tục pháp lý đối với thị trường bất động sản. Cụ thể là sự ra đời, bổ sung của Nghị định số 25, Thông tư 21 của Bộ Xây dựng, Nghị quyết 164 giúp tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản; Nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ 8/2/2021 với nội dung quan trọng về việc giải cứu hàng nghìn dự án có đất xen kẹt được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các chuyên gia thì yếu tố thúc đẩy lớn nhất là Chính sách giải ngân đầu tư công và đây được coi là cứu cánh khi mọi thứ bị trì hoãn, việc quyết tâm giải ngân đầu tư công là chính sách mạnh mẽ nhất trong năm 2020 và 2021.
- Khả năng kiểm soát được dịch bệnh. Khi Covid-19 xuất hiện, làm giảm sức mua của cả nền kinh tế 2020 nói chung. Không chỉ du lịch, nông sản, thương mại mà kể cả trong ngành bất động sản, sức mua của thị trường hiện cũng giảm sút nhiều. Ngoại trừ những địa phương có diễn biến đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh dù giá nhà và giá đất tăng nhưng sức mua vẫn tốt, thì ở một số địa phương, bao gồm cả Hà Nội, không phải giá nào cũng bán được. Hiện tại thế giới đã có vắc-xin, nhưng ngay cả Mỹ là nền kinh tế có vắc xin lớn nhất thế giới, vẫn cho rằng dịch bệnh chỉ có thể kiểm soát vào cuối năm 2021 và nền kinh tế của Mỹ có thể trở lại bình thường vào năm 2022. Tại các quốc gia khác, vùng châu Âu cũng như châu Á, tình hình dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng.
- Sức chịu đựng và khả năng phục hồi kinh tế tốt. Xét về quy luật chung, thị trường có những lúc lên – xuống theo sóng hình sin, mà năm 2020 đã xuống mức rất thấp. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, GDP của Việt Nam trong năm 2020 tăng 2,91%, thấp nhất trong 10 năm vừa qua. Trong vùng châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong ba quốc gia có tăng trưởng dương, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, và NewZealand. Với tốc độ tăng trưởng như thế, dĩ nhiên là rất thấp, nhưng nổi lên là một trong những nền kinh tế có tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh tác động mạnh trên toàn thế giới. Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2021 và mức độ tăng trưởng GDP mà Chính phủ mong muốn khoảng 6%. Đây là mức độ tăng trưởng thách thức với nền kinh tế Việt Nam nhưng mang tính khả thi. Với tiền đề nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, theo đó thị trường bất động sản cũng sẽ tiếp tục phục hồi khi có những thuận lợi và thời cơ chín muồi.
- Dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam. Dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, sự cam kết mạnh mẽ về FTAs thế hệ mới của Việt Nam và quan trọng hơn là Việt Nam vẫn đảm bảo yêu cầu của dòng vốn đến khi nằm trong vùng tăng trưởng, kinh tế chính trị, xã hội ổn định và đất nước, con người muốn vươn lên là ba yếu tố thu hút dòng vốn đến Việt Nam. Do đó vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới bởi lượng vốn lớn từ các quỹ đầu tư bất động sản mới lập đã sẵn sàng đổ bộ vào Việt Nam, cùng với xuất khẩu tăng do hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đã ký kết, hoạt động du lịch sẽ ấm dần và nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng dần được phép vào Việt Nam, bên cạnh đó là các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô, chính sách tài chính được điều chỉnh linh hoạt… sẽ góp phần thúc đẩy và tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản tăng nhiệt.
- Lãi suất giảm. Khi thị trường vàng có nhiều rủi ro, thị trường ngoại tệ quản lý chặt, không mang lại lãi suất, xu thế tất yếu là dòng tiền sẽ đổ vào thị trường chứng khoán một cách mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư vay tiền để đầu tư vào chứng khoán. Theo nhận định chứng khoán nếu tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, có thể sẽ dẫn đến tình trạng bong bóng. Thế nhưng nếu tất cả các thủ tục của bất động sản được tháo gỡ, thị trường trở lại mức bình thường và có những điều chỉnh để tạo ra sự phát triển cân bằng hơn cho toàn bộ nền kinh tế. Khi đó, so với kênh đầu tư chứng khoán thì đầu tư bất động sản mang tính ổn định hơn, mặc dù phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng bị tác động rất mạnh bởi dịch bệnh. Về chính sách của Chính phủ, lãi suất hạ thấp trong thời gian vừa qua hỗ trợ rất nhiều cho thị trường bất động sản cả về hai phía gồm những nhà kinh doanh, xây dựng bất động sản khi họ được vay tiền của ngân hàng với lãi suất thấp, giảm được chi phí vốn và hỗ trợ được tốt trong vấn đề xây dựng công trình bất động sản. Người mua bất động sản cũng có lợi khi được vay tiền với lãi suất thấp hơn. Chính sách lãi suất thấp đã hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Chính sách này nên được duy trì, tuy nhiên cần phải có sự cân bằng với kiểm soát lạm phát.
Triển vọng thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2021???
Xu hướng thị trường bất động sản năm 2021 không được xác định rõ ràng vì còn tùy thuộc vào rất nhiều những giả thiết và biến động thực tế của thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp vẫn đặt nhiều niềm tin vào sự khởi sắc và phục hồi tốt của thị trường bất động sản. Nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh thì thị trường bất động sản sẽ là phân khúc hỗ trợ cho việc phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2021, thậm chí là bùng nổ ở một vài phân khúc, khu vực nhất định.
- Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng trong nửa cuối của năm 2021, nếu vắc-xin được triển khai trên diện rộng thì có thể phát triển trở lại. Bởi đặc điểm của bất động sản nghỉ dưỡng là hoạt động theo mùa vụ, chỉ cần hoạt động trong 6 tháng là có thể vực trở lại và bù cho những tổn thất trong cả năm. Do đó, phân khúc này có thể vực dậy được hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát và đẩy lùi Covid-19. Trong thời gian bùng phát Covid-19, thị trường đã có thể thấy nhiều nhà đầu cơ đất và bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng, Nha Trang gặp không ít khó khăn và rơi vào tình huống đợi chờ thị trường phục hồi hoàn toàn. Ở miền Bắc đã xuất hiện nhiều khu nghỉ dưỡng trên núi và trong năm 2021 được dự báo sẽ tiếp tục khả quan. Các địa điểm du lịch cách thành phố khoảng một hoặc hai tiếng lái xe trở nên phổ biến do người dân đang hạn chế đi quá xa hoặc sử dụng máy bay cho các kỳ nghỉ.
- Phân khúc tòa nhà văn phòng trong năm 2021 có 2 xu hướng: (i) tập trung làm những dự án có khả năng vực dậy được, những dự án có vị trí thuận lợi và (ii) với những dự án không có triển vọng, những dự án mới ra đời ở những địa điểm không thuận lợi sẽ gặp khó khăn và tạm thời bị “đắp chiếu”.
- Phân khúc bất động sản nhà ở cho người có thu nhập thấp có nhu cầu rất lớn, nhưng các nhà đầu tư lại không mặn mà bỏ tiền vào, vì biên lợi nhuận rất thấp. Để phân khúc này phát triển cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc khuyến khích các nhà đầu tư, và ngân hàng đầu tư nhiều hơn nữa cho phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp. Phân khúc này hiện tại đang cần rất nhiều vốn, nhưng hệ thống tài chính của Việt Nam lại đổ tiền vào phân khúc này rất chậm. Chính vì thế, mức độ phát triển của phân khúc này tương đối thấp trong năm 2021.
- Phân khúc bất động sản cao cấp tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh đang được giá và nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đầu tư vào phân khúc thị trường này.
- Bất động sản khu công nghiệp trong 2-3 năm tới cũng có thể có tiềm năng tốt khi mà một số nhà đầu tư tại Trung Quốc và các quốc gia khác đang có những kế hoạch di dời công xưởng sản xuất của họ vào Việt Nam. Đây chính là miếng đất màu mỡ mà ai cũng mong muốn đầu tư. Tuy nhiên để có thể đầu tư được bất động sản công nghiệp vào thời điểm này thì không phải dễ dàng vì liên quan đến quy hoạch khu công nghiệp, hạ tầng giao thông…
- Phân khúc bất động sản nông nghiệp hiện tại nhiều người đang quan tâm. Bởi vì diện tích đất nông nghiệp rất nhiều, hầu như tỉnh thành nào của Việt Nam cũng có bất động sản nông nghiệp. Nhưng liệu rằng đầu tư vào bất động sản nông nghiệp có là mối lợi cho các nhà đầu tư hay không vẫn là câu hỏi vì họ không thể biến bất động sản nông nghiệp trở thành bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản thương mại hay bất động sản công nghiệp. Việc chuyển hóa bất động sản nông nghiệp thành các vùng đất mà có thể sử dụng như bất động sản loại khác là không dễ dàng, và cần phải có quy hoạch.
- Phân khúc đất nền không bị khuất phục bởi bất cứ một yếu tố nào, vẫn rất “nóng sốt”, đặc biệt tại những địa phương có quy hoạch cũng như có dự án lớn, và các vùng có mức độ phát triển cao. Đây là sản phẩm vĩnh cửu, và lúc nào giá trị cũng tăng, vấn đề chỉ nằm ở thời gian và quy mô.


Điển hình như dự án 

Khu Đô Thị Kiểu Mẫu ĐÔNG PHÚ NEW CENTER
Với giá chỉ từ 450 triệu/40% bạn sẽ sở hữu ngay vị trí đẹp tại trung tâm sầm uất nhất thị trấn với nhiều ưu đãi hấp dẫn như “Chiết Khấu 8% – Tặng iPhone 12 – Hạ tầng hoàn thiện 100% – Đã có sổ đỏ có thể xây nhà và kinh doanh được ngay”
XU HƯỚNG NHÀ THÔNG MINH
Theo đánh giá của chuyên gia và nhiều công ty thống kê cho thấy nhà thông minh được coi là xu thế phát triển tất yếu của thị trường nhà ở trong tương lai. Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều chủ đầu tư đang đẩy mạnh việc phát triển nhà thông minh để tạo lợi thế cạnh tranh cho dự án của mình. Bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI kết nối các thiết bị trên nền tảng Internet vạn vật IoT, chủ nhân có thể điều khiển căn hộ từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, hoặc trực tiếp vận hành thông qua hệ thống công tắc cảm ứng thông minh hay điều khiển bằng giọng nói.
Theo khảo sát có 75,56% người biết và nghe về nhà thông minh trước đây và có đến 85,93% sẵn sàng sinh sống trong ngôi nhà thông minh. Theo thống kê của công ty nghiên cứu Statista, thị trường nhà thông minh Việt Nam đạt doanh thu khoảng 83 triệu USD vào năm 2019 và dự báo quy mô thị trường này sẽ đạt khoảng 437 triệu USD vào năm 2023, tương đương tốc độ tăng trưởng dự kiến 51,7% trong giai đoạn 2019-2023. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm, giải pháp lắp đặt nhà thông minh uy tín chất lượng như …


ERFINDEN SMARTHOME “Chỉ một chạm tay – Ra ngay tiện ích”
GIÁ SẼ CAO HƠN
Theo kết quả khảo sát về xu hướng giá bất động sản năm 2021 đã chỉ ra tăng giá là xu hướng chủ đạo, ngoại trừ bất động sản nghỉ dưỡng thì có đến 56,25% chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng giá vẫn giữ nguyên và có đến 18,75% nhận định giá có thể thấp hơn dưới 10%. Tuy nhiên, có thể dự báo bất động sản cao cấp vẫn phát triển ổn định và giá có thể tăng từ 5%-10%. Bất động sản cho người có thu nhập trung bình cũng trong trạng thái phát triển tốt, với điều kiện tình hình kiểm soát được dịch bệnh, giá có thể tăng từ 5%-10%.